Đau rát cổ họng khó nuốt cảnh báo vấn đề gì?
- Trào ngược axit hoặc trào ngược thực quản: Khi các cơ ở cuối thực quản không được đóng kín sẽ khiến axit từ dạ dày sẽ chảy ngược lên thực quản và cổ họng, khiến cổ họng bị đau rát, ho về đêm kéo dài.
- Chảy dịch máu mũi sau: Tình trạng này có thể gây ra kích ứng đau và rát cổ họng. Đồng thời, một số triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo gồm có khàn tiếng, ho nhiều, hôi miệng…
- Viêm họng liên cầu khuẩn: Đây là bệnh nhiễm trùng cổ họng phổ biến do vi khuẩn streptococcus nhóm A gây ra. Bệnh có thể lây lan trong không khí khi người bệnh hắt xì hoặc ho, kèm dấu hiệu đau họng, sốt, phát ban. Tình trạng đau họng sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh nuốt nước bọt hoặc nuốt thức ăn.
- Cảm lạnh: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của bệnh cảm lạnh. Mặc dù đây là bệnh không gây nguy hiểm nhưng có thể khiến người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu.
- Cảm cúm: Cảm cúm là bệnh do virus với những triệu chứng giống với cảm lạnh thông thường như sốt, đau đầu, đau rát cổ họng khó nuốt. Đặc biệt, người bệnh ho khan lâu ngày không khỏi rất dễ gặp tình trạng đau rát cổ họng.
- Bệnh bạch cầu đơn nhân: Triệu chứng của bệnh thường là đau rát cổ họng khó nuốt, hoặc thậm chí là họng sưng to, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Áp xe quanh amidan: Đây thường là biến chứng của bệnh viêm amidan. Nếu không được điều trị, chỗ sưng có thể kiến cho amidan vào giữa cổ họng dẫn đến ngạt thở.
- Ung thư: Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể là triệu chứng của bệnh ung thư thực quản hoặc ung thư cổ họng.
- Viêm họng mãn tính: Nguyên nhân gây bệnh là do viêm họng hoặc nhiễm khuẩn vùng miệng họng kéo dài. Viêm họng mãn tính là căn bệnh khó có thể điều trị dứt điểm nên để cải thiện tình trạng ho lâu ngày đau rát họng khó nuốt, người bệnh cần điều trị những bệnh lý tai mũi họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm VA hoặc một số bệnh khác đi kèm.
- Covid-19: Khi bị Covid-19, người bệnh cũng có dấu hiệu đau rát cổ họng, kèm theo ho, sốt, khó thở
Về cơ bản, các bạn sẽ không cần phải chịu đựng những cơn đau họng quá lâu. Một số biện pháp khắc phục tại nhà nói trên có thể sẽ giúp giảm đau và khó chịu họng với hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng những giải pháp trên nhưng tình trạng đau họng không cải thiện hoặc cải thiện ít, đặc biệt có dấu hiệu sốt cao, buồn nôn hoặc nôn, người mệt mỏi… Bạn cần thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất.