Phổi có nước hay còn gọi là tràn dịch màng phổi, điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe, khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình hô hấp.
|
Cách trị bệnh phổi có nước |
Nguyên nhân gây ra tình trạng phổi có nước
Người bình thường sẽ có khoảng 20ml dịch trong khoang chứa giữa 2 màng phổi nhằm giúp phổi trượt lên nhau một cách dễ dàng trong quá trình di chuyển và trao đổi oxy. Tràn dịch phổi xảy ra khi lượng dịch này vượt quá mức cho phép, điều này dẫn đến khó khăn khi thở, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, ngạt thở…
Theo các chuyên gia nhận định, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng bệnh phổi có nước, nhưng thực chất đều là do các bệnh lý đường hô hấp, cụ thể:
- Tổn thương phổi do các chấn thương lồng ngực
|
Bệnh lao phổi |
- Bệnh hen suyễn nặng trong thời gian dài
Để biết nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi có nước thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán như chụp x-quang, xét nghiệm tế bào, sinh hoá, vi sinh…
Triệu chứng của bệnh phổi có nước
Bạn có thể phát hiện các triệu chứng của bệnh thông qua việc quan sát, cảm nhận và để ý biểu hiện bên ngoài.
Triệu chứng cơ năng
- Cảm giác hơi đau một bên lồng ngực, không nằm thấp đầu hay nằm ngửa được, nằm nghiêng 1 bên thì cơn đau giảm dần
|
Đau một bên lồng ngực |
- Khi dịch nhiều hơn, bệnh nhân nằm nghiêng cũng thấy đau nhẹ và có hiện tượng khó thở
- Bệnh càng nặng thì càng khó thở, tức ngực kèm ho khan, ho có đờm, sốt
Triệu chứng thực thể
- Một bên lồng ngực hơi phù và nhô lên
- Có đường cong đục vùng liên sườn
Vậy nên, khi cảm thấy mình có những dấu hiệu này thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách trị bệnh phổi có nước
Hiện có rất nhiều phương án điều trị bệnh phổi có nước, tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa.
Phương pháp nội khoa
- Uống thuốc kháng sinh, thuốc kháng ung thư toàn thân
- Trường hợp nặng cần tiêm kết hợp ít nhất 2 loại kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn
- Chọc hút dịch ra khỏi khoang phổi để giảm thiểu áp lực và tránh tác động xấu đối với sức khỏe.
|
Phương pháp chọc hút dịch ra khỏi khoang phổi |
- Sử dụng bình thở oxy và các loại thuốc theo đơn bác sĩ để chữa các triệu chứng đi kèm như sốt, khó thở, ho.
Phương pháp ngoại khoa
- Sử dụng đường ống dẫn lưu màng phổi để bóc tách màng phổi và đưa kháng sinh vào
- Mổ dẫn lưu để đưa máu, dịch ra ngoài trong trường hợp quá nhiều dịch.
Chăm sóc người bệnh phổi có nước
Trong quá trình điều trị, việc chăm sóc sức khỏe đúng đắn sẽ tác động tích cực đến khả năng hồi phục của bệnh nhân:
- Nâng cao đề kháng và bồi bổ cho cơ thể để tránh tình trạng mệt mỏi, suy nhược. Vậy nên, thực đơn của người bệnh nên được bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Đặc biệt là vitamin C.
|
Tăng cường bổ sung vitamin C khi chăm sóc người mắc bệnh phổi |
- Không gian nghỉ ngơi yên tĩnh, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh. Người nhà cần động viên và an ủi giúp quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ nhất cho bệnh nhân.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
Tăng cường chức năng phổi với Thiên môn bổ phổi
Để tăng cường chức năng phổi cũng như hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe của bệnh nhân, bạn có thể sử dụng Thiên môn bổ phổi của Dược Bình Đông.
|
Tăng cường chức năng phổi với Thiên môn bổ phổi |
Thiên Môn Bổ Phổi là sản phẩm đông y kết hợp giữa bài thuốc cổ phương và nhiều thảo dược quý từ thiên nhiên như: Thiên Môn Đông, Cát Cánh, Tỳ Bà Diệp, Sa Sâm, Tang Bạch Bì, Bối Mẫu, Trần Bì, Sài Hồ, Phục Linh, Bạc Hà và Ngũ Vị Tử nên có thể giúp tiêu viêm, giảm phù nề niêm mạc, trị đau rát lại thanh nhiệt, giải độc, giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa viêm thanh quản và cải thiện khản tiếng, mất tiếng.
=> Mua thuốc
Thiên Môn Bổ Phổi người lớn,
Thiên Môn Bổ Phổi trẻ emĐặc biệt, sử dụng sản phẩm thường xuyên kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý còn hỗ trợ tăng sức khỏe hệ hô hấp, sức đề kháng cho phổi và giúp tăng cường thể trạng. Đồng thời, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đường hô hấp như ho, đau họng, khó thở.
Đây là sản phẩm được xây dựng dựa trên nhận định của khoa học hiện đại sao cho phù hợp với cơ địa người Việt, nên giúp cơ thể dễ hấp thu và tiện sử dụng, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.